Tất tần tật về các loại visa Nhật Bản!

Có hơn 20 tình trạng cư trú, bao gồm cả khách du lịch, sinh viên, công nhân và người thân của công dân và cư dân Nhật Bản. Và người nước ngoài khi nhập cư vào Nhật Bản phải thông báo tình trạng nhập cư. Cùng tìm hiểu cách phân loại và chi tiết của các loại visa Nhật Bản nhé!

Các loại visa Nhật Bản

cac-loai-visa-nhat-ban

Phân loại các loại visa Nhật Bản 

Các loại visa Nhật Bản phân theo số lần nhập cảnh

  • Visa nhập cảnh một lần duy nhất 
  • Visa được nhập cảnh nhiều lần

Cụ thể như sau: 

Mục đích đi Nhật Visa 1 lần, 2 lần (Single, Double) Visa nhiều lần (Multiple)
Lưu trú ngắn hạn
  • Thăm thân
  • Thăm bạn bè
  • Du lịch tự túc
  • Tour đoàn của công ty du lịch
  • Quá cảnh (Transit) 
  • Nhiều lần phổ thông
  • Thời hạn hiệu lực:  tối đa 5 năm
  • Thời gian lưu trú: 15 ngày – 30 ngày
  • Thương mại ngắn hạn – Giao lưu học tập
     
Nhiều lần thương mại

  • Đối tượng: Người sang Nhật mục đích thương mại,  nhà văn hóa – nhà trí thức
  • Thời hạn hiệu lực: Tối đa 10 năm
  • Thời hạn lưu trú: 15 ngày – 30 ngày – 90 ngày
  • (Đối tượng trên cũng có thể xin visa “nhiều lần phổ thông”)
  • Vợ/ chồng hoặc con nuôi của người Nhật (có điều kiện)
  • Vợ/ chồng hoặc con nuôi của người Nhật (có điều kiện)
Lưu trú y tế (cần ký hợp đồng trước với công ty du lịch hoặc cơ quan y tế điều phối đã được chứng nhận)
Lao động – Lưu trú dài hạn
  • Visa lao động – phổ 
  •  thông – đặc biệt
  •  (cần xin trước tư cách 
  •  lưu trú)
  • Không có

Các loại visa Nhật bản phân theo mục đích nhập cảnh

Nếu căn cứ vào mục đích chuyến đi có thể phân thành các loại visa Nhật Bản cấp cho người ngoài gồm:

  • Visa du lịch: bao gồm visa du lịch tự túc và Package Tour 
  • Visa thương mại
  • Visa thăm thân
  • Visa du học
  • Visa lao động tại Nhật
  • Visa tị nạn
  • Visa y tế
  • Visa Working Holiday
  • Visa tình nguyện Nhật Bản

4 loại Visa Nhật Bản người lao động quan tâm nhất

Visa doanh nghiệp, du lịch

Người nước ngoài thuộc quốc tịch của 1 trong hơn 50 quốc gia mà Nhật Bản cho phép miễn visa tạm thời thì chỉ cần 1 passport (hộ chiếu) hợp lệ đã có thể nhập cảnh vào Nhật dưới hình thức khách du lịch hoặc thương gia.

Những người có visa tạm thời sẽ được phép lưu trú tại Nhật lên tối đa là 90 ngày. Người nước ngoài có visa tạm thời không được phép tham gia kinh doanh, mua bán.

Tuy nhiên vẫn có thể tham gia các khóa học ngắn hạn tại các trường Nhật ngữ. Tất cả các khách du lịch nước ngoài phải luôn mang hộ chiếu trong người.

Visa lao động, XKLĐ, kỹ thuật viên

Người nước ngoài muốn làm việc tại Nhật cần có visa lao động từ đại sứ quán hoặc lãnh sứ quán Nhật nước sở tại cấp để có thể nhập cảnh vào Nhật Bản dưới dạng visa được phép lao động.

Có hơn 12 loại hình visa lao động, mỗi loại cho phép người sở hữu nó được phép làm việc trong các loại hình kinh doanh và lĩnh vực khác nhau, ví dụ như phóng viên, nghệ thuật, nghiên cứu, giáo dục, kỹ thuật, giải trí, quản trị kinh doanh, dịch vụ quốc tế,… 

Nếu bạn đổi việc trong thời gian ở Nhật và công việc mới ko nằm trong lĩnh vực lao động được phép (Ví dụ như từ giáo dục chuyển sang kỹ thuât), bạn cần thay đổi loại visa. Bằng đại học hoặc các chứng chỉ chuyên môn sẽ được yêu cầu khi nộp đơn xin visa lao động.

Visa du học 

Người nước ngoài muốn học tại Nhật Bản, cần có visa du học cấp tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản mới có thể nhập cảnh vào Nhật dưới hình thức lưu trú du học dài hạn.

Có nhiều loại visa du học, phân biệt theo loại hình học tập (trước đại học, đại học, chương trình trao đổi văn hóa…). Để nhận được visa du học cần có xác nhận của trường sẽ theo học và chứng minh đủ khả năng tài chính trong suốt quá trình học.

Thời hạn của visa du học có thể kéo dài từ 3 tháng đến 4 năm 3 tháng tùy theo chương trình học. Du học sinh không được tham gia lao động tính lương, trừ phi có giấy phép của Cục xuất nhập cảnh. Trong trường hợp có giấy phép cũng chỉ được làm việc trong giới hạn giờ quy định (không được quá 28 giờ/ tuần)

Visa vợ chồng hoặc người phụ thuộc

Người nước ngoài kết hôn với 1 người mang quốc tịch Nhật hoặc với người đã có visa vĩnh trú tại Nhật có thể lấy được visa vợ chồng, cho phép họ kết hôn và buôn bán tại Nhật.

Visa loại này được cấp theo kỳ hạn 6 tháng, 1, 3 hoặc 5 năm và có thể gia hạn.

Vợ (chồng) của người nước ngoài, những người đang sống tại Nhật với hình thức lưu trú được phép lao động, có thể nộp đơn để xin cho 1 visa người phụ thuộc. Visa người phụ thuộc được cấp với kỳ hạn từ 3 tháng đến 5 năm và có thể gia hạn.

Thủ tục xin visa đi Nhật Bản tương ứng 

Để chuẩn bị hồ sơ xin visa Nhật Bản đầy đủ và nhanh chóng, trước tiên bạn cần xác định loại visa cần xin. Tùy mục đích sang Nhật mà hồ sơ để xin cấp thị thực cũng sẽ khác nhau. 

Tham khảo một số loại visa đi Nhật bản và các loại giấy tờ tương ứng cần chuẩn bị:

Xin visa đi Nhật Bản du lịch 

STT Đơn xin visa đi Nhật Bản du lịch
1 Hộ chiếu hợp lệ còn thời hạn trên 6 tháng
2 Tờ khai xin cấp visa đi Nhật Bản du lịch theo mẫu mới nhất
3 01 ảnh 4,5cmx 4,5cm chụp trên nền trắng trong 6 tháng trở lại.
4 Chứng minh mối quan hệ bạn bè: Ảnh chụp chung, thư từ, email, bảng kê chi tiết các cuộc gọi quốc tế,…
5 Giấy tờ chứng minh tài chính: Giấy chứng nhận thu nhập do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng ít nhất là  5,000 USD,… Bổ sung các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà, đất, chứng khoán, cổ phiếu, xe hơi,… (nếu có).
6 Booking vé máy bay khứ hồi, biên nhận đặt chỗ khách sạn lưu trú tại Nhật Bản.
7 Lịch trình chi tiết chuyến du lịch tại Nhật Bản (ngày đi – ngày về, du lịch, tham quan ở đâu,…)

Xin visa đi Nhật Bản thăm thân

STT Đơn xin visa đi Nhật Bản thăm thân
1 Hộ chiếu hợp lệ còn thời hạn trên 6 tháng
2 Tờ khai xin cấp visa. Khai đầy đủ thông tin và có chữ ký của đương đơn xin cấp visa.
3 01 ảnh 4,5cmx 4,5cm chụp trên nền trắng trong 6 tháng trở lại.
4 Giấy tờ chứng minh mối quan hệ họ hàng: Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, Bản sao hộ khẩu
5 Giấy tờ chứng minh tài chính: Giấy chứng nhận thu nhập do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng ít nhất là  5,000 USD,… Nếu người thân bảo lãnh tài chính thì chứng minh tài chính của người bảo lãnh.
6 Thư mời từ đại diện phía Nhật Bản (trong thư có mục đích mời, thông tin người mời, người được mời, ngày dự kiến mời nhập cảnh Nhật Bản, thông tin về người chi trả kinh tế,…)
7 Bản sao hộ tịch (Trường hợp người mời hoặc vợ/chồng là người Nhật)
8 Trường hợp thăm bạn bè, người bảo lãnh chịu chi phí, hãy xuất trình các tài liệu sau: Giấy chứng nhận bảo lãnh, Giấy chứng nhận thu nhập, Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng, Bản sao giấy đăng ký nộp thuế, Giấy chứng nhận nộp thuế (bản ghi rõ tổng thu nhập)
9 Phiếu công dân (nếu người mời mang quốc tịch Nhật Bản)

Xin visa đi Nhật Bản công tác

STT Đơn xin visa đi Nhật Bản công tác
1 Hộ chiếu hợp lệ còn thời hạn trên 6 tháng
2 Tờ khai xin visa Nhật Bản theo mẫu
3 01 ảnh 4,5cmx 4,5cm, được chụp trên nền trắng trong vòng 6 tháng gần nhất.
4 Quyết định cử đi công tác/ thư mời công tác từ phía doanh nghiệp ở Nhật
5 Thông tin về mối quan hệ hợp tác giữa công ty ở Việt Nam và công ty tại Nhật Bản qua: Email, hợp đồng ký kết hợp tác, fax,… 
6 Chứng minh tài chính
7
  • Lịch trình công tác cụ thể: Nếu tham dự hội nghị, yêu cầu ghi rõ thời gian chi tiết, kế hoạch diễn ra hội nghị cùng xác nhận địa điểm.
  • Vé máy bay khứ hồi và đặt phòng khách sạn tại Nhật Bản.

Xem thêm:

Du học Nhật Bản cùng VJ Việt Nam.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DU HỌC VÀ THƯƠNG MẠI VJ 

Facebook Comments Box
5/5 - (1130 bình chọn)

© Copyright © 2019-2020 VJVIETNAM JSC. All rights reserved

zalo
zalo