Dancheong – Nghệ thuật trang trí kiến trúc gỗ của Hàn Quốc

Dancheong là màu trang trí truyền thống của người Hàn Quốc trên những tòa nhà bằng gỗ của các ngôi chùa nổi tiếng, tự viện. Dancheong có năm màu cơ bản xanh, trắng, đỏ, đen, vàng, trong đó xanh đại diện cho hướng Đông, trắng là hướng Tây, đỏ là hướng Nam, đen tượng trưng cho hướng Bắc và màu vàng là ở trung tâm. Hãy cùng VJ Việt Nam khám phá Nghệ thuật Dancheong Hàn Quốc nhé!

Dancheong - Nghệ thuật trang trí kiến trúc gỗ của Hàn Quốc

Dancheong – Nghệ thuật trang trí kiến trúc gỗ của Hàn Quốc

Giới thiệu về Dancheong

Dancheong (단청) là thuật ngữ chỉ nghệ thuật trang trí trên bề mặt vật liệu gỗ của các tòa kiến trúc cổ Hàn Quốc như đền chùa, cung điện,… Dancheong nổi bật với nhiều màu sắc (thường là 5 màu) cùng các hình dạng, họa tiết khác nhau mang những ý nghĩa tượng trưng riêng.

Nếu tách từng chữ ra để lý giải thì Dancheong (丹靑) là giới hạn giữa sự hoà  hợp và tương phản của hai màu đỏ và xanh lục. Dan (丹) nghĩa là “chu sa”– một loại quặng có màu đỏ gạch còn Cheong (靑) theo tiếng Hán là “Thanh”– màu xanh lá cây. Đó là hai màu đặc trưng, cơ bản nhất của Dancheong, thể hiện sự đối lập và tương quan lẫn nhau, tương tự như khái niệm Âm Dương trong văn hóa các nước châu Á.

Ý nghĩa của Dancheong

Ý nghĩa của Dancheong

Ý nghĩa của Dancheong

Ý nghĩa tâm linh

Nghệ thuật Dancheong bắt nguồn từ việc trang trí hoa văn cho các bàn thờ cúng tế thần linh và tô vẽ mặt thầy cúng thời tiền sử trên bán đảo Hàn Quốc. Do đó, Dancheong vừa có ý nghĩa xua đuổi ma quỷ lại vừa thể hiện uy quyền.

Ý nghĩa trong đời sống

Cheoyongmu là điệu múa của năm vũ công đeo mặt nạ Cheoyong mặc trang phục có màu sắc tượng trưng cho năm phương hướng. Màu vàng đại diện cho điểm trung tâm, màu xanh tượng trưng cho hướng Đông, màu trắng là hướng Tây, màu đỏ là hướng Nam và màu đen là hướng Bắc.

Tư duy về vị trí đắc địa trong quan niệm của người Hàn Quốc cũng dựa trên thuyết ngũ sắc. Cụ thể như Cheongyong (Thanh Long) là rồng xanh bảo hộ phía bên trái, tức là phía Đông. Baekho (Bạch Hổ) là hổ trắng chắn giữ ở bên phải, tức là phía Tây. Jujak (Chu Tước) là phượng đỏ ở phía Nam. Hyeonmu (Huyền Vũ) là thần rùa đen bảo vệ phía Bắc.

Đến dàn nhạc cụ và âm hưởng của nhạc khí chơi trong các nghi thức cũng được bố trí theo thuyết ngũ sắc.

Ngoài ra, ẩm thực truyền thống, trang phục truyền thống của trẻ em Hàn Quốc cũng tuân theo thuyết ngũ sắc này.

Thời gian ra đời, lịch sử phát triển của Dancheong

Thời gian ra đời, lịch sử phát triển của Dancheong

Thời gian ra đời, lịch sử phát triển của Dancheong

Thời gian ra đời

Thời điểm ra đời chính xác của Dancheong đến nay vẫn chưa được xác định do nhiều giả thuyết trái ngược nhau. Nhiều chứng cứ cho rằng Dancheong bắt đầu xuất  hiện từ thời kì Tam Quốc (khoảng từ năm 57 TCN đến 668). Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng Dancheong đã xuất hiện từ rất sớm, từ thời tiền sử trên các ban thờ thần linh, nhưng đến thời Tam Quốc mới được phổ biến.

Lịch sử phát triển

Thời kì Tam Quốc (삼국시대): Văn hóa thời kì này chịu ảnh hưởng của nước bạn Trung Quốc. Đặc biệt ở vương quốc Baekje thường giao lưu với Trung Quốc qua đường biển. Điều này cũng được thể hiện ở Dancheong của vương quốc Beakje với các họa tiết như Tứ thần (Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ), rồng, phượng hoàng, lá cây kim ngân,…

Ở Goguryeo, Dancheong được sử dụng rộng rãi trên tranh vẽ trên tường điện thờ, thư đường, miếu mộ…, với các hình họa tiết đa dạng (hoa sen, mây, rồng, pháo hoa…).

Nhưng đặc biệt ở vương quốc Silla, nhất là thời kì Silla thống nhất, Dancheong phổ biến đến mức ngay cả nhà dân thường cũng được trang trí với những họa tiết này, với 5 màu cơ bản.

  • Thời kì Goryeo (고려시대): Ở thời kì này, Phật giáo chính thức được chọn làm quốc giáo. Dancheong vì thế cũng xuất hiện rất rộng rãi ở các đền, chùa, ban thờ… để trang trí, thể hiện tư tưởng Phật giáo qua các họa tiết, cách sử dụng màu sắc.
  • Thời kì Joseon (조선시대): Hầu hết các công trình kiến trúc cổ có trang trí Dancheong còn  được  bảo  tồn  ở  Hàn  Quốc  hiện  nay  đều  thuộc  vào  thời  kì   này.

Dancheong lúc này đã đạt trình độ phát triển cao độ. Với nhiều thể loại phức tạp hơn, cùng sự phối màu tinh tế. Đặc biệt, ở thời kì này người ta sử dụng rất nhiều màu vàng trên các họa tiết Dancheong. Nhằm thể hiện được sự lộng lẫy, cao sang cũng như quyền uy của hoàng tộc.

Mục đích sử dụng Dancheong

Mục đích sử dụng Dancheong

Mục đích sử dụng Dancheong

Dancheong không chỉ đơn thuần là một hình thức trang trí. Mà được sáng tạo ra với nhiều mục đích khác nhau

  • Thể hiện sự oai nghiêm, quyền lực(Khi được trang trí ở Hoàng cung)
  • Bảo vệ tòa kiến trúc khỏi nắng gió
  • Che giấu bề mặt thô ráp của vật liệu sử dụng
  • Mang tính trưng bày, biểu tượng và kỉ niệm những sự kiện lớn
  • Diệt trừ xua đuổi ma quỷ

Có thể nói trong tâm tưởng của người Hàn Quốc xưa kia. Thế gian được hình thành bởi ngũ sắc và nghệ thuật trang trí kiến trúc Dancheong tạo nên sự hài hòa cho thế gian. Đặc biệt là hai đầu mặt cắt của cột kèo trong kiến trúc gỗ cổ của Hàn Quốc. Đều được trang trí hình hoa sen, trái lựu, hoa cúc hay chum vại, thể hiện mong ước vãng sanh cực lạc, con đàn cháu đống. Đây là nét văn hóa tâm linh độc đáo của người dân Hàn Quốc luôn cầu mong cho thái bình an sinh ở mọi nơi, mọi lúc, khác với văn hóa tâm linh của Trung Quốc hay Nhật Bản.

Kiến trúc nổi bật sử dụng Dancheong

Dancheong được dùng để bảo vệ bề mặt tòa nhà. Và che đi những vết thô ráp trong chất liệu được sử dụng. Đồng thời nhấn mạnh đặc điểm. Và thể hiện phẩm cấp của tòa nhà hay đối tượng nào đó. Dancheong có ở hầu hết mọi tòa nhà truyền thống. Bao gồm cả đền chùa. Bất kể chúng nằm ở thủ đô Seoul hay các tỉnh khác.

Dancheong được dùng để bảo vệ bề mặt tòa nhà

Dancheong được dùng để bảo vệ bề mặt tòa nhà

Dancheong có ở hầu hết mọi tòa nhà truyền thống, bao gồm cả đền chùa, bất kể chúng nằm ở thủ đô Seoul hay các tỉnh khác. 

Dancheong có ở hầu hết mọi tòa nhà truyền thống, bao gồm cả đền chùa, bất kể chúng nằm ở thủ đô Seoul hay các tỉnh khác.

Kiến trúc nổi bật sử dụng Dancheong

Kiến trúc nổi bật sử dụng Dancheong

Gợi ý cho bạn

 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DU HỌC VÀ THƯƠNG MẠI VJ 

  • Địa chỉ: T4-BT1-L4 Khu đô thị Intracom1, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Trung tâm đào tạo: T19-BT1-L4 Khu đô thị Intracom1, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Chi nhánh HCM: Số 43 đường Tiền Lân 14, Bà Điểm, Hooc Môn, TP HCM
  • Phone: 092.405.2222
  • Mail: mkt.vjvietnam@gmail.com
  • Website: https://vjvietnam.com.vn

 

Facebook Comments Box
5/5 - (1130 bình chọn)

© Copyright © 2019-2020 VJVIETNAM JSC. All rights reserved

zalo
zalo