VĂN HÓA MẶC HANBOK HÀN QUỐC NHƯ THẾ NÀO?

Hanbok là một trang phục truyền thống và lâu đời đối với người Hàn Quốc. Có thể nói đây là một nét văn hóa rất đặc trưng của “Xứ sở Kim Chi” thu hút rất nhiều sự quan tâm của người nước ngoài. Hãy cùng VJ Việt Nam tìm hiểu về Hanbok và người Hàn sẽ mặc Hanbok vào những dịp nào trong năm nhé!

Người Hàn mặc Hanbok trong dịp nào?

Giới thiệu về trang phục truyền thống của người Hàn

Hanbok (한복) nghĩa là “Hán phục” được ra đời trong thời đại Joseon, là trang phục truyền thống của người dân trên bán đảo Triều Tiên nói chung và Hàn Quốc nói riêng. Đây là nét văn hóa lâu đời và đặc trưng của một phần trong lịch sử Hàn Quốc.

Đặc điểm đặc trưng của Hanbok

Màu sắc & Họa tiết Hanbok của người Hàn Quốc

  • Màu sắc của các bộ Hán phục khá đa dạng và hoa văn là các họa tiết thiên nhiên hoặc những hình sang trọng như: rồng, phượng. Một họa tiết khá phổ biến trên Hanbok là hình tròn âm dương hoặc hình tròn chia làm 3 phần với ba màu: đỏ, vàng, lam.

Ý nghĩa

  • Người Hàn mặc Hanbok vào các dịp lễ quan trọng để thể hiện tấm lòng của con cháu luôn nhớ tới cội nguồn. Là một trang phục truyền thống nên Hanbok Hàn Quốc phản ánh nét đặc trưng của văn hóa Hàn Quốc. Đặc biệt các ý nghĩa của màu sắc và hoạt tiết trên Hanbok cũng thể hiện mong cầu một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và hòa bình giữa các quốc gia.

Không giống như những bộ Hanbok hoàng gia hoặc Hanbok cầu kì trong các dịp lễ hội. Hanbok ngày nay được thiết kế và tối giản hơn rất nhiều. Jeogori và chima được thay đổi độ dài, nơ otgoreum cũng có thể ngắn cho gọn lại hay váy chima được làm xòe ít hơn nhưng vẫn đảm bảo rộng rãi và dễ cử động.

Hoa văn thường có trên Hanbok

Văn hóa mặc Hanbook dành cho nữ

Hanbok nữ gồm hai phần chính: Jeogori và chima

Hanbok dành cho nữ giới Hàn Quốc

  • Jeogori là áo khoác ngắn, dáng lưỡi liềm, cong lên hoặc là gấu áo thẳng, chỉ dài vừa đến eo. Đi kèm với Jeogori là nơ otgoreum và không thể thiếu tất trắng beoson và những đôi giày hình chiếc thuyền. Ngoài ra, các cô gái người Hàn còn mặc thêm một lớp “Hanbok trong” màu trắng bên trong.

Văn hóa mặc Hanbook dành cho nam

Hanbok nam bao gồm: jeogori, quần baji và áo choàng durumagi

Hanbok dành cho nam giới tại Hàn Quốc

  • Chiếc áo choàng durumagi dài đến đầu gối, jeogori ngang hông, quần baji rộng và bó ở gấu. Đi kèm với Hanbok nam là mũ (gat), dây buộc ngang lưng dalleyong và giày. Cũng như hanbok nữ, hanbok nam cũng có một lớp mặc trong màu trắng.

Người Hàn mặc Hanbok vào những dịp lễ nào?

Văn hóa mặc Hanbok trong dịp Lễ tết

  • Hanbok mặc vào Tết âm lịch được gọi là Seolbim (설빔). Vì lễ Tết là một trong 3 dịp lễ lớn và quan trọng nhất trong năm. Chính vì thế mà bộ trang phục Seolbim thường được chuẩn bị cẩn thận và công phu từ trước để cầu phúc hoặc mong phước lành sẽ đến trong năm mới.
  • Cũng giống như Việt Nam, các bộ trang phục truyền thống của Hàn Quốc mặc vào dịp lễ Tết ngày nay được cách tân và tối giản rất nhiều. Tuy nhiên, điều đó không làm mất đi được nét đặc trưng của nền văn hóa Hàn Quốc.

Văn hóa mặc hanbok trong dịp lễ Trung thu

Lễ Trung Thu hay còn được gọi là “Lễ Chuseok “

Hanbok dịp Trung thu của người Hàn Quốc

  • Ngày lễ Chuseok truyền thống của Hàn Quốc từ lâu. Bên cạnh món bánh Songpyeon đặc trưng của Trung thu Hàn Quốc; Hanbok cũng là một phần không thể thiếu để tạo nên ý nghĩa trọn vẹn dịp lễ này.
  • Người Hàn Quốc mặc Hanbok trong dịp này để thể hiện sự tôn vinh; tưởng nhớ đến cội nguồn; tổ tiên cũng như thể hiện được sự tôn trọng.

Văn hóa mặc Hanbok vào Tết Đoan ngọ

Người Hàn mặc Hanbok và biểu diễn các tiết mục truyền thống

Hanbok dịp Tết Đoan Ngọ của người Hàn

  • Người Hàn Quốc chọn mặc Hanbok vào dịp lễ Đoan ngọ để thể hiện sự tôn kính và biết ơn với ông bà, tổ tiên của họ. 
  • Trong buổi trình diễn các tiết mục, trò chơi dân gian cũng như thưởng thức các loại bánh đặc trưng; Hanbok sẽ giúp cho buổi lễ được trang trọng và không khí hơn. Các bộ Hán phục trong dịp lễ này rất đa dạng và sặc sỡ sắc màu.

Tiệc thôi nôi

Hanbok cho lễ thôi nôi của người Hàn Quốc

  • Đối với trẻ con, tiệc thôi nôi được gọi là Dolbok (돌복), kết hợp năm màu sắc truyền thống và hoa văn rực rỡ,vui tươi. Ngoài ra các hoa văn đó còn mang ý nghĩa ban phước lành và cầu mong em bé lớn lên được khỏe mạnh, bình an. 

Văn hóa Hanbok vào Lễ Kết hôn

Hanbok dành cho lễ cưới & Hỏi của người Hàn sẽ ra sao?

  • Hanbok cho lễ cưới thường có họa tiết rồng phượng, những họa tiết xưa được thêu rất tỉ mỉ. Theo truyền thống, cô dâu mặc áo hwarot (활옷) màu đỏ hoặc áo wonsam màu xanh lá cây (녹원삼). Trên tay mang một miếng vải to màu trắng để hứng táo tàu do bố mẹ chồng ném tặng.
  • Ngoài các trang sức và phụ kiện lộng lẫy trên người và trán thì hai bên má cô dâu còn được dán hai mẩu giấy đỏ hình tròn được gọi là yeonjigonji (연지곤지). Nét đẹp này mang ý nghĩa như một lá bùa sẽ bảo vệ cô dâu tránh khỏi ma quỷ khi về nhà chồng.

Văn hóa mặc Hanbok trong lễ trưởng thành

Hanbok trong dịp lễ trưởng thành của người Hàn

  • Lễ trưởng thành ở Hàn Quốc là một dịp lễ đặc biệt quan trọng để đánh dấu cột mốc 20 tuổi. Thông thường sẽ được tổ chức vào thứ 2 của tuần thứ 3 vào trong tháng 5.
  • Lễ trưởng thành cho nam giới: 관례 (kwallye), nữ giới: 계례 (kyerye). Hanbok của nam giới sẽ thêm 1 chiếc nón 갓 (gat) và nữ giới thì cài trâm 비녀 (binyo).

Hanbok trong Tang lễ của người Hàn Quốc

Trang phục Hanbok trong tang lễ của người Hàn Quốc

Trang phục Hanbok trong tang lễ của người Hàn Quốc

  • Người Hàn mặc Hanbok vào các dịp và kể cả trong các tang lễ. Tuy nhiên, trang phục và màu sắc có phần đặc trưng và khác biệt so với các các dịp lễ khác. Trong tang lễ, người Hàn mặc Hanbok bằng vải gai trắng hoặc dùng vải đen, nếu là người thân của người đã mất thì nữ thường đeo một chiếc nơ nhỏ màu trắng trên tóc.

Kết luận

Như vậy, mặc Hanbok vào các dịp lễ trọng đại là một nét đặc trưng thể hiện được văn hóa lâu đời và sâu sắc của người Hàn Quốc. Chính nhờ sự cách tân, tối giản mà trang phục truyền thống Hanbok của người Hàn vừa mang được nét đẹp cá tính thời hiện đại vừa mang được vẻ đẹp lâu đời thời xa xưa.

Tham khảo thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DU HỌC VÀ THƯƠNG MẠI VJ 

    • Địa chỉ: T4-BT1-L4 Khu đô thị Intracom1, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
    • Trung tâm đào tạo: T19-BT1-L4 Khu đô thị Intracom1, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
    • Chi nhánh HCM: Số 43 đường Tiền Lân 14, Bà Điểm, Hooc Môn, TP HCM
    • Phone: 092.405.2222
    • Mail: mkt.vjvietnam@gmail.com
    • Website: https://vjvietnam.com.vn/

 

 

Facebook Comments Box
5/5 - (1130 bình chọn)

© Copyright © 2019-2020 VJVIETNAM JSC. All rights reserved

zalo
zalo