• Trang chủ
  • »
  • Tin tức
  • »
  • Tết ở Hàn Quốc có gì khác biệt so với Tết Nguyên đán ở Việt Nam?

Tết ở Hàn Quốc có gì khác biệt so với Tết Nguyên đán ở Việt Nam?

Cũng giống như Việt Nam, thì ở Hàn Quốc cũng sử dụng lịch âm và đón Tết cổ truyền. Đây là khoảng thời gian để chào tạm biệt năm cũ, tưởng nhớ, tạ ơn các vị thần, tổ tiên, ông bà. Hơn thế nữa, đây cũng là khoảng thời gian mà mọi người trong gia đình được sum họp, quây quần bên nhau sau 1 năm làm việc vất vả. Tuy ở Việt Nam và Hàn Quốc đều tổ chức Tết theo lịch âm nhưng người dân mỗi nước đều đón Tết theo đặc trưng riêng. Vậy Tết Việt Nam và Tết Hàn Quốc sẽ có những nét đặc trưng riêng như nào? Hãy cùng VJ khám phá để tìm ra câu trả lời này nhé!

Tết Hàn Quốc có gì khác biệt so với Tết ở Việt Nam

Tết Hàn Quốc có nhiều nét tương đồng với Tết Nguyên Đán ở Việt Nam

Tết Hàn Quốc cũng giống với Tết Nguyên Đán ở Việt Nam, cùng là dịp để con cháu sum vầy đoàn tụ. Đây là thời khắc thiêng liêng chào đón một năm mới với những dự định mới, công việc mới. 

Những ngày giáp Tết các gia đình ở Hàn Quốc và Việt Nam sẽ dọn dẹp trang trí nhà cửa, đi sắm Tết chuẩn bị các mâm cơm cúng thần linh, tổ tiên. Đồng thời trong những ngày này sẽ có nhiều hoạt động cũng như các chương trình lễ hội diễn ra sôi nổi. 

Trong ngày mùng 1, ở cả Hàn Quốc và Việt Nam mọi người đều cẩn thận và tránh làm hoặc nói những điều không may mắn. Năm mới, trẻ em Việt Nam và Hàn Quốc đều được nhận tiền mừng tuổi từ ông bà, cha mẹ trong một phong bì nhỏ. Phong tục mừng tuổi ở Việt Nam gọi là “lì xì”, còn tại Hàn Quốc là “Sabae”.

Sự khác nhau về giữa Tết Nguyên đán Việt Nam với Tết Hàn Quốc

Khâu chuẩn bị đón Tết

Ngày Tết của Việt Nam và Hàn Quốc có những điểm khác nhau ngay từ khâu chuẩn bị đón Tết. 

Ở Việt Nam, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, nhà nhà sẽ dâng hương cúng ông Công, ông Táo. Sau ngày hôm đó thì mọi người sẽ dọn dẹp ,trang trí nhà cửa và sắm sửa đồ Tết. 

Trong khi đó, người Hàn Quốc chuẩn bị đón mừng Tết đầu năm không nhiều như Việt Nam. Chỉ khi gần tới cuối tháng Chạp họ mới đi chợ Tết để làm lễ vật cúng đầu năm. Phụ nữ Hàn sẽ là người đảm nhận việc chuẩn bị thức ăn, làm bánh, thu dọn nhà cửa,… 

Phong tục cúng ông Công ông Táo của người Việt Nam

Phong tục cúng ông Công ông Táo của người Việt Nam

Thời gian nghỉ Tết

Nhắc đến Tết là mọi người vô cùng hào hứng, vi đây là dịp nghỉ lễ dài nhất của người dân Việt Nam. Thời gian nghỉ Tết thường kéo dài trong khoảng 1 tuần đến 2-3 tuần tùy vào từng đối tượng. 

Còn người Hàn Quốc thì có ngày nghỉ ngắn hơn so với người Việt Nam. Số ngày nghỉ chỉ rơi vào khoảng 3 ngày từ ngày cuối cùng của năm cũ đến ngày mùng 2 của năm mới. 

Phong tục ngày Tết

Ở Việt Nam

Trong đêm giao thừa, người Việt Nam chuẩn bị mâm cơm cúng tổ tiên để chào đón năm mới. Tục lệ xông đất đầu năm cũng được duy trì đến tận ngày hôm nay. Thông qua việc lựa chọn một người hợp tuổi với gia chủ là người đầu tiên tới thăm nhà vào năm mới được tin sẽ mang lại nhiều may mắn cho gia chủ trong năm mới.

Người Việt có tục lệ xông đất vào ngày năm

Người Việt có tục lệ xông đất vào ngày năm

Ở Hàn Quốc

Vào đêm giao thừa, gia đình người Hàn sẽ quây quần cùng nhau thức đến tận sáng. Họ cùng nhau thực hiện 2 phong tục đặc biệt. Đầu tiên là treo sàng đuổi quỷ dạ quang lên tường trước nhà. Sau đó sẽ đón cái đấu gạo may mắn treo trước nhà hoặc trong bếp để cầu phúc cho cả năm.

Tiếp đó, vào ngày đầu tiên của năm mới, gia đình Hàn Quốc sẽ cùng nhau mặc bộ trang phục truyền thống Hanbok làm cơm dâng cúng tổ tiên. Việc làm này để thể hiện lòng kính trọng cũng như xin sự phù hộ từ tổ tiên trong năm mới.

Những hoạt động trong dịp Tết

Sau khi làm xong các nghi lễ cúng tổ tiên, thì mọi người trong gia đình Hàn sẽ cùng nhau chơi những trò chơi dân gian. Hoặc họ sẽ tham gia vui chơi ở các lễ hội, cũng sẽ có những gia đình họ sẽ đến thăm nhà của người thân, họ hàng. 

Những trò chơi dân gian mà người Hàn cùng gia đình cùng nhau tham gia vào dịp lễ Tết

Những trò chơi dân gian mà người Hàn cùng gia đình cùng nhau tham gia vào dịp lễ Tết

Còn ở Việt Nam, mọi người sẽ đến nhà người thân, họ hàng hoặc hàng xóm xung quanh để chúc Tết. Ngoài ra, ngày Tết là khoảng thời gian gia đình Việt có thể hội ngộ với nhau để chơi bầu cua, lô tô. Họ quây quần bên nhau, vui vẻ trò chuyện sau 1 năm làm việc vất vả.

Món ăn đặc trưng

Có thể nói một trong những sự khác biệt rõ ràng nhất đó chính là ẩm thực vào dịp Tết. 

Những món ăn đặc trưng của Hàn Quốc vào dịp Tết có thể được kể đến như: Tteokguk (Canh bánh gạo); Bánh Tteok Galbijjim (Sườn bò hầm); Cháo đậu đỏ; Tteokgalbi; Rau ba màu; Japchae (Miến trộn); Bánh Yakgwa; Bánh Yaksik… Tất cả những món ăn đều mang ý nghĩa về sự may mắn, sức khoẻ, tài lộc trong năm mới đang tới.

Món ăn truyền thống ngày Tết của người Hàn

Món ăn truyền thống ngày Tết của người Hàn

Trong khi đó, với Tết cổ truyền Việt Nam, những món ăn được xem là linh hồn của ngày Tết. Có thể kể đến: bánh chưng, bánh tét, bánh dày, giò lụa, nem rán, dưa hành, mâm ngũ quả,… Những món ăn thể hiện ước mong của người dân về một năm mới. Đó là sự an khang, thịnh vượng, vật chất đủ đầy, sức khoẻ dồi dào.

Mâm cỗ đầy đủ ngày Tết của người Việt

Mâm cỗ đầy đủ ngày Tết của người Việt

 Kết luận 

Trên đây là một số điểm khác nhau giữa ngày Tết ở Việt Nam và Hàn Quốc. Dù có là ở quốc gia nào thì Tết luôn là một ngày lễ quan trọng nhất, ý nghĩa nhất. Hy vọng trong tương lai gần, các bạn nào có mong muốn du học Hàn Quốc sẽ sớm được trải nghiệm và có những kỷ niệm của riêng mình. 

Gợi ý cho bạn

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DU HỌC VÀ THƯƠNG MẠI VJ 

  • Địa chỉ: T4-BT1-L4 Khu đô thị Intracom1, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Trung tâm đào tạo: T19-BT1-L4 Khu đô thị Intracom1, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Chi nhánh HCM: Số 43 đường Tiền Lân 14, Bà Điểm, Hooc Môn, TP HCM
  • Phone: 092.405.2222
  • Mail: mkt.vjvietnam@gmail.com
  • Website: https://vjvietnam.com.vn
Facebook Comments Box
5/5 - (1130 bình chọn)

© Copyright © 2019-2020 VJVIETNAM JSC. All rights reserved

zalo
zalo