Vì sao Văn hóa E-sports Hàn Quốc đứng đầu thế giới?

Esport Tại Hàn Quốc! Không Chỉ Là Game. Esport Là Một Nét Văn Hoá Nổi Bật! Hàn Quốc trở thành quốc gia đi đầu nâng tầm game thành loại hình văn hóa nghệ thuật. Game giờ đây không chỉ đơn thuần là trò chơi giải trí mà nó còn được nâng tầm trở thành loại hình văn hóa nghệ thuật tại Hàn Quốc. Hãy cùng VJ Việt Nam khám phá Vì sao Văn hóa E-sports Hàn Quốc đứng đầu thế giới? nhé!

Vì sao Văn hóa E-sports Hàn Quốc đứng đầu thế giới?

Vì sao Văn hóa E-sports Hàn Quốc đứng đầu thế giới?

Văn hóa E-sports Hàn Quốc là gì?

Esports là một môn thể thao sử dụng máy tính, Internet và các thiết bị hình ảnh,… Để phân thắng bại trong game. Đây là môn thể thao đòi hỏi cả về năng lực lẫn thể chất.

Toàn bộ các hoạt động như tham gia trực tiếp đại hội hoặc giải đấu, xem qua phát sóng trực tiếp, hoạt động cộng đồng liên quan đều thuộc về phạm trù thể thao điện tử.

Hiện tại, nhiều tập đoàn lớn đã tham gia vào thế giới thể thao điện tử, những người chơi thể thao điện tử nổi tiếng cũng đang hoạt động trong nghề phát sóng trực tiếp và người mẫu.

Văn hóa E-sports Hàn Quốc là gì?

Văn hóa E-sports Hàn Quốc là gì?

Lịch sử Esports Hàn Quốc

Các game đối kháng ở phòng giải trí

Lúc đầu, người Hàn chủ yếu chơi các game đối kháng ở phòng giải trí. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, số lượng đội chiến đấu trong game đối kháng trên khắp cả nước được giới thiệu trên các tạp chí chỉ vượt qua con số 100, một con số nhỏ và không đáng kể.

Có thể nói trò chơi điện tử trong quá khứ chỉ là trò chơi điện tử theo đúng nghĩa đen và không thể vượt ra khỏi phạm trù giải trí. Kể từ cuối những năm 1990, thuật ngữ eSports ra đời khi ngành công nghiệp game phát triển nhanh chóng, xuất hiện các game thủ chuyên nghiệp. Nhận thức của xã hội về game cũng dần dần đã thay đổi.

Trong số những game thủ chuyên nghiệp ban đầu, thỉnh thoảng cũng có những người xuất thân từ những đội game đối kháng.

IMF và Esports

Trớ trêu thay, sự khởi đầu chính thức của thể thao điện tử lại bắt đầu vào năm 1997. Cùng lúc với cuộc khủng hoảng tiền tệ. Mặc dù nền kinh tế Hàn Quốc phải đối mặt với khủng hoảng. Nhưng thị trường game đã cho ra mắt nhiều game nổi tiếng như Ocarina of Time, Half Life, Dance Dance Revolution và phát triển một cách nhanh chóng.

Starcraft là chính là trò chơi được yêu thích nhất và khi máy tính, Internet trở nên phổ biến. Ngày càng nhiều người bắt đầu chơi game tại nhà.

Kể từ đó, những game thủ chuyên nghiệp như Shin Joo-young, Lee Ki-seok và Lim Yohwan đã thể hiện tầm ảnh hưởng và sự nổi tiếng trong thể thao điện tử như tham gia tích cực vào các giải đấu chuyên nghiệp trong nước và trở thành nhà vô địch thế giới.

Sau đó, chính phủ bắt đầu quan tâm đến ngành công nghiệp game. Chính vào lúc ấy, một nghề được gọi là game thủ chuyên nghiệp ra đời và eSports bắt đầu được công nhận là một môn thể thao.

Sự ra đời của Liên Minh Huyền Thoại

Trước khi Liên Minh Huyền Thoại ra đời. Thể thao điện tử đã gặp phải nhiều vấn đề vì chỉ tập trung vào StarCraft.

Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2012 những giải đấu Liên Minh Huyền Thoại mới cùng sự yêu thích cuồng nhiệt trên toàn thế giới đã sản sinh ra những tuyển thủ ngôi sao như Mad Life và Faker. Kể từ đó, các game như FIFA, KartRider, Tekken và Overwatch đã tổ chức nhiều giải đấu làm tăng thêm sự đa dạng cho thể thao điện tử.

Khi Giải vô địch Liên Minh Huyền Thoại Hàn Quốc (LCK) được nhượng quyền thương mại vào năm 2021. Việc chiêu mộ các game thủ triển vọng sẽ được tiếp tục trong tương lai. Ngoài ra, nhiều chính quyền địa phương tự trị như thành phố Seongnam cũng đang và sẽ tiếp tục hỗ trợ các đội game eSports.

Vì sao Văn hóa E-sports Hàn Quốc đứng đầu thế giới

Hàn Quốc là “Cha đẻ” của E-sports

Mặc dù thể thao điện tử đã tồn tại từ những năm 1960. Nhưng Hàn Quốc mới là quốc gia đưa môn thể thao này thành một ngành công nghiệp như hiện tại. Cụ thể, quyết định của chính phủ Hàn Quốc về việc xây dựng một mạng băng thông rộng xuyên quốc gia. Vào cuối những năm 90 đã thúc đẩy sự phổ biến của các trò chơi trực tuyến và sự bùng nổ của các quán cà phê LAN. Sự kiện này được cho là đã góp phần vào sự trỗi dậy của thể thao điện tử không chỉ ở Hàn Quốc mà trên toàn cầu. 

Game thủ trên khắp thế giới đều biết rằng eSports bắt đầu từ Hàn Quốc. Thể thao điện tử tại đây phát triển vượt bậc so với các nước khác. Thậm chí, các trận thi đấu của loại hình này còn được phát sóng trên nhiều kênh truyền hình ở “xứ sở kim chi”. Bắt đầu từ Hàn Quốc, văn hóa chơi game nhanh chóng lan sang các khu vực khác như Trung Quốc, Châu Âu và Hoa Kỳ.

Để quản lý các hoạt động trong ngành thể thao điện tử. Chính phủ Hàn Quốc còn thành lập một Hiệp hội Thể thao điện tử Hàn Quốc (KeSPA). Tổ chức này có vai trò quan trọng trong việc xây dựng sân vận động eSports đầu tiên trên thế giới, vào năm 2005. 

Ngày nay, môn thể thao này trở nên lớn mạnh hơn bao giờ hết ở Hàn Quốc. Mỗi năm, hàng chục nghìn người hâm mộ đến các sân vận động để xem các đội eSports yêu thích của họ thi đấu.

E-sports Hàn Quốc – Ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD

Trong vài năm qua, lượng khán giả tăng lên hàng chục triệu. Con số cao nhất từng được ghi nhận đó là trong một sự kiện eSports diễn ra vào năm 2019 với hơn 450 triệu người xem trực tuyến. Cũng vào năm 2019, tổng doanh thu của eSports vượt qua mốc 1 tỷ USD, nhưng đây là chưa kể đến doanh thu từ việc bán các thiết bị chơi game như tai nghe, chuột, bàn phím… 

Có nhiều khu thi đấu eSports hoành tráng đang được xây dựng trên khắp thế giới. Chi phí lên tới hàng triệu USD đặc biệt ở châu Á. Theo Seoulz, khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm hơn 50% người đam mê thể thao điện tử trên toàn thế giới, xếp sau đó là châu Âu với 16%. Bên cạnh Hàn Quốc, Trung Quốc cũng có một nền thể thao điện tử đang phát triển mạnh. Bộ Giáo dục nước này đã thêm eSports và game vào chương trình đào tạo sau đại học và dạy nghề của mình. Mới đây, dù eSports không được xếp vào môn thi đấu tranh huy chương tại Olympic mà chỉ mang tính trình diễn, nhưng vẫn là một tín hiệu tốt cho những tuyển thủ thi đấu bộ môn này. 

Học viện thể thao điện tử đầu tiên trên thế giới

Game Coach là một học viện eSports ở Hàn Quốc được xây dựng để đào tạo game thủ chuyên nghiệp. Nó có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập, và hoạt động không khác gì một trường học. Các viện đào tạo như này đóng vai trò quan trọng trong việc cho ra lò thế hệ chuyên nghiệp tương lai.

Ngoài ra, Game Coach còn là nơi để các đội tuyển tìm kiếm cho mình những tài năng trẻ và có triển vọng. Ví dụ như Fate, tuyển thủ Overwatch này được Los Angeles Valiant chú ý tới từ khi còn là một học viên tại một trường đào tạo eSports. Lee Seung-hun, Giám đốc Game Coach cho biết: “Tôi nghĩ rằng game thủ Hàn Quốc có tố chất của một người chơi đẳng cấp, họ cần một nơi có thể giải phóng hết tiềm năng của mình”. 

Các loại đại hội thi đấu eSports

Khi các game eSports ngày càng trở nên phổ biến thì người ta đã sử dụng hệ thống này để tổ chức nhiều cuộc thi. Nếu vậy thì có những game tiêu biểu nào được tổ chức tại đại hội?

Starcraft

Starcraft là một game thành công ở Hàn Quốc đến mức. Có thể nói là lý do quyết định tại sao eSports được tạo ra ở Hàn Quốc. StarCraft 2 hiện có số lượng game thủ chuyên nghiệp đăng ký chính thức lớn nhất. Quy mô của cuộc thi cũng như số tiền thưởng khi chiến thắng cũng rất lớn, đủ để vượt mặt bất kỳ môn eSports nào.

Starcraft là một game thành công ở Hàn Quốc

Starcraft là một game thành công ở Hàn Quốc

Liên Minh Huyền Thoại

Liên Minh Huyền Thoại trở nên phổ biến ở Hàn Quốc. à một giải đấu chính thức được tổ chức với tên gọi “League of Legends the Champions” đang trở thành một sự kiện eSports chủ lực mới có thể thay thế Starcraft.

Kể từ năm 2011, giải World Championship tổ chức vào mùa thu hàng năm để tìm ra đội mạnh nhất thế giới, thu hút sự chú ý của rất nhiều người hâm mộ  eSports trên toàn thế giới. Trận chung kết giải vô địch thế giới năm 2014 được tổ chức tại Sangam, Seoul và hơn 40,000 khán giả đã trả tiền để được tham dự.

Liên Minh Huyền Thoại trở nên phổ biến ở Hàn Quốc

Liên Minh Huyền Thoại trở nên phổ biến ở Hàn Quốc

KartRider

KartRider là một game đua xe lấy bối cảnh một cuộc đua xe kart. Được sản xuất bởi Rodumani Studio và được cung cấp bởi Nexon. Vào tháng 2 năm 2005, nó được chọn là một hạng mục chính thức của eSports. Giải đấu hiện đang được tổ chức đều đặn.

KartRider là một game đua xe lấy bối cảnh một cuộc đua xe kart

KartRider là một game đua xe lấy bối cảnh một cuộc đua xe kart

Battle Ground

Vào tháng 12 năm 2017, Battle Grounds đã leo lên vị trí số 1 là game PC bán chạy nhất mọi thời đại. Và các tựa game PC của nó đã bán được hơn 70 triệu bản và có hơn 1 tỷ người đăng ký trên toàn thế giới. Battlegrounds cũng tổ chức các cuộc thi như PUBG Global Championship.

Battle Grounds đã leo lên vị trí số 1 là game PC bán chạy nhất mọi thời đại

Battle Grounds đã leo lên vị trí số 1 là game PC bán chạy nhất mọi thời đại

Overwatch

Overwatch là game bắn súng xuất hiện vào cuối tháng 5/2016. Cho đến năm 2017, các giải đấu được tổ chức lẻ tẻ ở mỗi quốc gia và khu vực. Các giải đấu lớn là Overwatch APEX của OGN tại Hàn Quốc.

Vào năm 2018, các giải đấu được tổ chức lại tập trung vào Overwatch League. Là giải đấu hàng đầu và do đó Overwatch Contenders. Và Overwatch Open Diversion là các giải đấu thấp hơn và được thay đổi tuỳ theo khu vực.

Overwatch là game bắn súng xuất hiện vào cuối tháng 5/2016

Overwatch là game bắn súng xuất hiện vào cuối tháng 5/2016

Được phát sóng trên TV 

Thể thao điện tử đã xuất hiện trên sóng truyền hình Hàn Quốc trong hơn 20 năm. Trong số những kênh phát nội dung này, nổi tiếng nhất chính là OnGameNet (OGN) – một cái tên không còn quá xa lạ đối với ai đam mê eSports.

Không chỉ phát sóng trực tiếp các giải đấu. Họ còn tổ chức nhiều sự kiện eSports lớn nhỏ tại Hàn Quốc. Ngày nay, Liên minh huyền thoại (LoL) và Overwatch là hai tựa game có các nội dung liên quan xuất hiện nhiều nhất trên OGN. 

Như vậy, truyền thông không hề có cái nhìn kỳ thị với eSport. Ngược lại còn góp phần quan trọng trong việc phổ biến nó. Rất nhiều người khởi đầu đam mê từ việc xem các trận thi đấu qua sóng truyền hình.

Văn hóa Esports Hàn Quốc - Được phát sóng trên TV 

Văn hóa Esports Hàn Quốc – Được phát sóng trên TV

Gợi ý cho bạn

 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DU HỌC VÀ THƯƠNG MẠI VJ 

  • Địa chỉ: T4-BT1-L4 Khu đô thị Intracom1, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Trung tâm đào tạo: T19-BT1-L4 Khu đô thị Intracom1, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Chi nhánh HCM: Số 43 đường Tiền Lân 14, Bà Điểm, Hooc Môn, TP HCM
  • Phone: 092.405.2222
  • Mail: mkt.vjvietnam@gmail.com
  • Website: https://vjvietnam.com.vn/
Facebook Comments Box
5/5 - (1130 bình chọn)

© Copyright © 2019-2020 VJVIETNAM JSC. All rights reserved

zalo
zalo