Kimjang – Văn hóa muối Kim chi di sản văn hóa của thế giới

Kimjang là ví dụ điển hình nhất về văn hóa ẩm thực ở Hàn Quốc. Trong tiếng Hàn, Kimjang có nghĩa là làm Kimchi với số lượng lớn. Chắc hẳn chúng ta không mấy xa lạ với Kim chi, món ăn linh hồn của đất nước Hàn Quốc. Đây là món ăn truyền thống không thể thiếu trong đời sống người dân nơi đây. Đến nay, văn hóa muối Kim chi (Kimjang) đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Hãy cùng VJ Việt Nam khám phá Kimjang – Văn hóa muối Kim chi di sản văn hóa của thế giới nhé!

Kimjang - Văn hóa muối Kim chi di sản văn hóa của thế giới

Kimjang – Văn hóa muối Kim chi di sản văn hóa của thế giới

Kimjang là gì?

Kimchi là một món rau lên men được ăn trong mỗi bữa ăn của người Hàn Quốc. Nó được tẩm gia vị và hải sản lên men (Jeot-kal ). Ở Hàn Quốc, kim chi không chỉ là một thực phẩm chính. Đó cũng là một cách sống, đã được chứng minh bằng lượng kim chi được ăn ở đất nước – 1,5 tỷ tấn mỗi năm!

Kimjang (còn được đánh vần là Gimjang) là văn hóa làm và chia sẻ kim chi. Nó liên quan đến việc làm số lượng lớn kim chi để dùng được cả năm. Đây là quá trình người Hàn Quốc chuẩn bị cho mùa đông khắc nghiệt kéo dài. Kimjang cũng là một nét văn hóa ẩm thực thể hiện sự am hiểu của người Hàn đối với môi trường tự nhiên. 

Mùa Kimjang thường vào cuối thu. Lúc này các gia đình, đặc biệt là phụ nữ quây quần lại bên nhau làm Kim chi. Và họ sẽ phân phát cho những người có nhu cầu để có đủ Kim chi ăn trong mùa đông giá lạnh. Có thể thấy rằng Kimjang ẩn chứa tình nồng hậu cùng tinh thần đoàn kết của người Hàn. 

Kimjang (còn được đánh vần là Gimjang) là văn hóa làm và chia sẻ kim chi

Kimjang (còn được đánh vần là Gimjang) là văn hóa làm và chia sẻ kim chi

Lịch sử của Kimjang

Có nhiều giả thuyết đặt ra rằng văn hóa Kimjang có thể xuất hiện trên bán đảo Triều Tiên từ thời kì đồ đồng. Bởi có nhiều di tích được tìm thấy gần bờ biển cho thấy về sự tồn tại của rau, muối và các hũ chứa ở đây. Tuy nhiên việc khai quật một chiếc bình bằng đất nung có nắp dùng để bảo quản thực phẩm. Hay chai và lọ đựng rượu được vẽ trên ngôi mộ cổ thời Koguryeo. Cùng với các ghi chép về lịch sử phát triển của công nghệ sản xuất nước tương… không hẳn là những bằng chứng chắc chắn để chứng minh lịch sử hình thành của Kim chi và văn hóa Kimjang thời tiền sử. 

Đến đầu thời Goryeo (khoảng thế kỉ thứ 10), văn bản miêu tả Kim chi đầu tiên mới xuất hiện cho thấy diện mạo thời đầu của văn hóa Kimjang. Kim chi cũng được đề cập trong sách “Đông quốc lý tương quốc tập” của văn sỹ Lee Gyu-bo thời Goryeo: “Củ cải muối ăn trong ba tháng hè rất tốt và Kim chi ngâm muối có thể là món ăn trong suốt mùa đông”.

Từ thế kỉ thứ 12, người Hàn mới bắt đầu biến tấu và thêm vào nhiều loại gia vị khác như tỏi, nấm thông, củ cải lớn và cải thảo… Đến thời Joseon (khoảng thế kỉ 15) thì người ta mới dùng ớt như một gia vị chính thức của Kim chi. 

Phong tục muối Kim chi từ thế kỷ 19

Vào thế kỉ 19, việc muối Kim chi đã xuất hiện trong cuốn “Đông quốc tuế thì kí”. Người viết đã đề cập đến phong tục tập quán của người Hàn thời đó. Trong đó có đoạn: “Ở Seoul, người ta làm Kimjang bằng củ cải, cải thảo, tỏi, ớt, muối. Tất cả được muối và để trong vại. Việc làm tương trong mùa hè và muối Kim chi trong mùa đông là những việc trọng đại trong năm của mọi người, mọi nhà.”

Năm 1920, trong cuốn “Từ điển ngôn ngữ Triều Tiên” phát hành tại Phủ tổng đốc Triều Tiên cũng đã nêu lên định nghĩa về Kimjang. Trong đây ta có thể hiểu được cơ bản bối cảnh mà tên gọi Kimjang được sử dụng thông thường. Ngoài ra Kimjang còn được miêu tả nhiều trong thơ ca, văn xuôi trong cuộc sống thường ngày của người dân. Bởi lẽ đây là một sự kiện lớn và quan trọng của gia đình và với cộng đồng nên thu hút được sự quan tâm lớn.

Các giai đoạn làm Kimjang cực kì công

Các giai đoạn làm Kimjang cực kì công

Các giai đoạn làm Kimjang cực kì công

Chuẩn bị nguyên liệu

Việc chuẩn bị cho Kimjang được diễn ra theo từng tháng trong năm. Như đã nói ở trên, không có một ngày cụ thể nào cho việc muối Kim chi. Nhưng theo kinh nghiệm được truyền lại qua nhiều thế hệ thì khoảng độ cuối thu chuẩn bị sang đông chính là thời điểm thích hợp nhất.

Trước khi thực hiện, có rất nhiều nguyên liệu cần chuẩn bị. Vào mùa xuân, các hộ gia đình chuẩn bị tôm, cá cơm và các loại hải sản khác để ướp muối lên men. Vào mùa hè, họ tiếp tục mua muối và sấy khô ớt đỏ rồi nghiền thành bột. Vì sao người Hàn lại chuẩn bị nguyên liệu trước như vậy? Bởi lẽ mỗi lần làm Kimjang thì người Hàn làm với số lượng rất lớn. Họ không chỉ làm cho gia đình mà còn cho cả láng giềng xung quanh. Điều này nhằm mục đích đảm bảo mỗi hộ gia đình đều có đủ Kim chi duy trì qua mùa đông khắc nghiệt.

Kimjang gồm có ba giai đoạn chính

Sau khi đã chuẩn bị xong tất cả nguyên liệu thì người người, nhà nhà quây quần cùng nhau làm Kimjang. Kimjang gồm có ba giai đoạn chính:

  • Đầu tiên là ngâm và rửa sạch bắp cải, sau đó để cho ráo nước.
  • Tiếp theo là cắt nhỏ hoặc đập dập cải thảo và gia vị (tỏi, ớt).
  • Sau cùng trộn đều cải thảo với hải sản muối và gia vị (ớt bột, tỏi băm nhỏ) rồi bỏ vào các hũ hay chum, vại và chôn xuống đất để bảo quản.

Kim chi sẽ lên men và tạo ra một hương vị rất tuyệt vời. Tùy theo loại Kim chi và thời gian bảo quản mà người ta dùng những loại hũ, chum vại khác nhau. Một số loại thường dùng là dok (독), jangdokdae (장독대), hangari (항아리) và bataenggi (바탱이).

Cải tiến trong bảo quản Kimchi

Với những công nghệ hiện đại, người Hàn cũng ít sử dụng chum, vại để muối hay chôn xuống đất. Từ những năm 1980, việc sống ở những căn hộ chung cư trở nên phổ biến và khiến người ta khó có thể bảo quản Kim chi bằng cách chôn xuống đất. Vì vậy họ bọc các hũ Kim chi vào trong thùng xốp và cất giữ trong nhà. Ngày nay, người ta sử dụng hẳn một loại tủ lạnh chuyên dụng để làm Kim chi.

 

Ý nghĩa của Kimjang

Kimjang – Di sản văn hóa phi vật thể

Tháng 12/2013, Kim chi và Kimjang được UNESCO công nhận là “Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại”. Đến ngày 15/11/2017, Kimjang được công nhận là “Tài sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia” số 133.  

Ban đầu, có một số ý kiến lo ngại rằng việc đăng ký xét duyệt Kimchi trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại là có mục đích thương mại. Tuy nhiên, cơ quan kiểm định của UNESCO đã đánh giá cao Kim chi và văn hóa muối Kimchi với vai trò sáng tạo trong lịch sử Hàn Quốc, cũng như trong việc nâng cao tinh thần đoàn kết trong cộng đồng của dân tộc. Việc UNESCO có thể sẽ công nhận Kimchi trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại là kết cục hoàn hảo cho việc quốc tế hóa món Kimchi cũng như những tranh cãi liên quan.

Một trong những yếu tố quan trọng để Kimjang trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể. Chính là bởi tầm quan trọng của Kim chi trong đời sống của người dân Hàn Quốc. Đây không những là một món ăn hàng ngày trong mỗi bữa cơm của các gia đình. Mà còn mang theo âm hưởng lối sống của người dân Hàn Quốc từ xưa đến nay.

Kim chi và Kimjang được UNESCO công nhận là “Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại”

Kim chi và Kimjang được UNESCO công nhận là “Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại”

Kimjang – Cầu nối và sức mạnh cộng đồng

Thật khó để diễn tả hết ý nghĩa tinh thần to lớn của Kim chi và Kimjang trong cuộc sống của mỗi người dân Hàn Quốc. Mùa Kimjang được coi là cầu nối để bà con làng xóm cùng nhau chia ngọt sẻ bùi. Và trao nhau cái tình của những người con Đại Hàn. Người Hàn không làm Kim chi một mình mà thường làm cùng gia đình, bạn bè hoặc với láng giềng. Họ trao đổi và học hỏi cách thức làm Kim chi của nhau. Vì vậy mới nói rằng Kim chi chính là hương vị của cộng đồng. Ngoài ra, Kim chi cũng còn được dùng làm quà để tạo sự thân tình, gắn bó. 

Trong ngày này, tất cả mọi người trong làng đều tụ tập lại. Cùng nhau muối kim chi, hoạt động này được gọi là Kim jang. Ngày nay, người ta làm Kim jang như vậy ở các vùng thôn quê, luân phiên nhau qua mỗi nhà giống như việc trao đổi sức lao động. Những bẹ cải thảo thường được ngâm muối từ tối hôm trước. Khoảng bốn giờ sáng hôm sau, họ tụ tập tại nhà làm Kim jang rồi rửa cải và trộn gia vị. Kimjang là một lễ hội độc đáo của Hàn Quốc hàm chứa ý thức cộng đồng làng xã rất lớn và cũng là lễ hội dành cho các bà mẹ.

Vào những mùa khan hiếm muối. Nhà nhà sẽ san sẻ cho nhau nước muối đã ngâm Kim chi. Nhà làm trước để dành lại rồi truyền cho nhà tiếp theo làm. Còn ở những nơi gần biển thì họ dùng ngay nước biển để muối Kimchi. 

Kimjang – Cầu nối và sức mạnh cộng đồng

Kimjang – Cầu nối và sức mạnh cộng đồng

Kimjang – Phương tiện truyền đạt đời sống và suy nghĩ của người Hàn Quốc

Văn hóa Kimjang thực sự mở ra cho chúng ta một cánh cửa đặc biệt để bước vào tìm hiểu về cuộc sống của người dân Hàn Quốc. Hay nói đúng hơn là người dân trên bán đảo Triều Tiên theo chiều dài lịch sử từ xưa đến nay. 

Văn hóa Kimjang và sự xuất hiện của các loại Kim chi minh chứng cho một mùa đông vô cùng khắc nghiệt mà người dân nơi đây phải trải qua. Vào mùa đông, việc tìm kiếm rau củ hay trồng trọt là điều rất khó khăn. Vì vậy dự trữ thực phẩm, hay chế biến những món ăn có khả năng bảo quản lâu dài là rất cần thiết. Thế là Kim chi và văn hóa muối Kimchi đã ra đời như một lời giải cho bài toán cấp thiết ấy. 

Kimjang là một ngôi sao sáng trong việc thể hiện lối suy nghĩ trọng nghĩa tình của người dân Hàn Quốc.

Kimjang – Phương tiện truyền đạt đời sống và suy nghĩ của người Hàn Quốc

Kimjang – Phương tiện truyền đạt đời sống và suy nghĩ của người Hàn Quốc

Kimjang – Ngày hội của tình yêu thương

Lễ hội làm kimchi cho người nghèo được bắt đầu từ năm 2001. Tuy nhiên, từ năm 2004, lễ hội mới lan rộng ra cả nước và năm 2013 là năm thứ 14 sự kiện này được tổ chức. Tính đến nay, chương trình này đã chia sẻ kimchi cho khoảng 2,5 triệu hộ gia đình nghèo. Trong tháng 1 năm 2014, lễ hội “Muối kimchi chia sẻ yêu thương” đã chính thức được sách Kỷ lục Guinness thế giới ghi nhận là lễ hội làm kimchi quy tụ số lượng người tham gia đông đảo nhất tại một địa điểm. Trong ngày diễn ra lễ hội, có đến 120.000 bó cải thảo ngâm muối nặng tương đương 200 tấn và 50 tấn gia vị được sử dụng để muối kimchi.

Lễ hội “Muối kimchi chia sẻ yêu thương” với phần đông tham dự là các “bà Yakult – bà sữa chua” là ý tưởng của bà Lee Seo-Won ở Busan. Là người phân phát sữa chua, bà Lee Seo-won đã gặp rất nhiều người già, người có hoàn cảnh khó khăn sống một mình, không thể hoặc rất khó tự mình làm được kimchi. Sau đó bà chủ động mang kimchi do mình muối đến chia sẻ cho những người có hoàn cảnh khó khăn, từ đó nảy ra ý tưởng tất cả những người giao sữa chua cùng hợp lại làm kimchi cho người nghèo.

Kimjang - Ngày hội của tình yêu thương

Kimjang – Ngày hội của tình yêu thương

Thời gian diễn ra lễ hội Kimjang

Tháng 11 là mùa làm kim chi, hay còn gọi là “kimjang”. Và giống như gia đình, người Hàn Quốc đang cố gắng giữ cho truyền thống hàng thế kỷ tồn tại.

Không có ngày cụ thể cho Kimjang, nhưng từ cuối mùa thu đến mùa đông là mùa đẹp nhất. Trước khi thực hiện, thường có rất nhiều nguyên liệu cần chuẩn bị. Việc chuẩn bị theo chu kỳ hàng năm. Vào mùa xuân, các hộ gia đình chuẩn bị tôm, cá cơm và các loại hải sản khác để ướp muối và lên men. Vào mùa hè, họ mua muối để ngâm nước muối. Vào cuối mùa hè, ớt đỏ được sấy khô và nghiền thành bột. Vào mùa Kimjang, các cộng đồng cùng nhau làm và chia sẻ số lượng lớn kim chi để đảm bảo rằng mỗi hộ gia đình đều có đủ để duy trì nó qua mùa đông dài khắc nghiệt.

Lễ hội Kimjang nổi tiếng tại Hàn Quốc

Năm 2014, lễ hội văn hóa Kimjang Seoul đã được tổ chức. Lễ hội với mong muốn kế thừa những nét đẹp bản sắc văn hóa đang dần mai một. Cũng như phát triển thành một lễ hội văn hóa sẻ chia toàn cầu đại diện cho Seoul. Không khí sôi động của những buổi lễ hội đã thu hút nhiều du khách nước ngoài. Kimjang lại trở thành một cầu nối để đưa văn hóa Hàn Quốc ra thế giới. Rất nhiều người nước ngoài đã thích thú tham gia vào các hoạt động trong lễ hội. Đây cũng là một cách hữu ích để họ hiểu được về những nét đẹp truyền thống và lối sống của người Hàn Quốc. 

 

Gợi ý cho bạn 

 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DU HỌC VÀ THƯƠNG MẠI VJ 

Facebook Comments Box
5/5 - (1130 bình chọn)

© Copyright © 2019-2020 VJVIETNAM JSC. All rights reserved

zalo
zalo