Kỳ tích sông Hán: Sự chuyển mình ngoạn mục của Hàn Quốc

Kỳ tích sông Hán” (한강의 기적) là một thuật ngữ chỉ sự phát triển thần kì của kinh tế Hàn Quốc những năm 1960 – 1970. “Kỳ tích sông Hán” bắt nguồn từ cụm từ “Kỳ tích của sông Rhine”. “Kỳ tích của sông Rhine” chỉ việc Tây Đức phục hồi nhanh chóng sau Thế chiến II. Nội các Hàn Quốc lúc bấy giờ sử dụng cụm từ “Kỳ tích sông Hán” để nhấn mạnh sự phục hồi thần kỳ của đất nước sau chiến tranh. Hãy cùng VJ Việt Nam tìm hiểu các thông tin về Kỳ tích sông Hán như bối cảnh ra đời, nguyên nhân thành công, thành tựu đạt được… trong bài viết sau đây nhé!

Kỳ tích sông Hán: Sự chuyển mình ngoạn mục của Hàn Quốc

Kỳ tích sông Hán: Sự chuyển mình ngoạn mục của Hàn Quốc

 

Kỳ tích sông Hán là gì?

Kỳ tích sông Hán (한강의 기적) bắt nguồn từ cụm từ “Kỳ tích của sông Rhine”. “Kỳ tích của sông Rhine” chỉ việc Tây Đức phục hồi nhanh chóng sau Thế chiến II. Cụm từ “kỳ tích” dùng để mô tả sự tăng trưởng mạnh mẽ của Hàn Quốc giống với Tây Đức.

Kỳ tích sông Hán đề cập tới thời kỳ công nghiệp hóa thần tốc tại Hàn Quốc. Đây là thời kỳ chứng kiến sự tăng trưởng cao độ về kinh tế. Sự ra đời của nhiều thành tựu khoa học – công nghệ. Chất lượng đời sống nâng cao và sự nổi tiếng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc.

Sau chiến tranh Triều Tiên, cơ sở hạ tầng của Seoul bị phá hủy hoàn toàn. Và phần lớn người dân sống dưới mức nghèo khổ. Thế nhưng chưa đầy bốn thập niên sau, Hàn Quốc đã trở thành một cường quốc kinh tế.

Kỳ tích sông Hán là gì?

Kỳ tích sông Hán là gì?

Bối cảnh ra đời của kỳ tích sông Hán

Thập niên 1940

Trong thời gian bị Đế quốc Nhật chiếm đóng (1930-1940). Kinh tế Hàn Quốc sa sút nhanh chóng. Năm 1945, quân Nhật đầu hàng đồng minh, bán đảo Hàn Quốc được giải phóng và bị tách thành hai miền Bắc – Nam. Miền Bắc chịu sự quản lý của Liên Xô. Trong khi đó, miền Nam thì bị Mỹ kiểm soát.

Vào thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng, quy mô thương mại lớn nhất hàng năm của Hàn Quốc vượt quá 550 tỷ won. Năm 1946, thương mại hàng năm của Hàn Quốc đã giảm mạnh xuống dưới 400 triệu won. Theo báo cáo của Ngân hàng Joseon, tổng thu nhập quốc dân năm 1948 là 200 tỷ won. Và thu nhập bình quân đầu người ước tính không quá 23$.

Thập niên 1950

Sau chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc khan hiếm vốn, tài nguyên và các khu công nghiệp đã phá hủy. Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 64 USD. Mặt khác, Hoa Kỳ bắt đầu cắt giảm nguồn viện trợ kinh tế dành cho Hàn Quốc.

Vốn là một quốc gia nông nghiệp nhưng Hàn Quốc thường xuyên phải đối mặt với tình trạng đói kém. Do điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt. Nạn lạm phát giá lúa gạo tăng cao khiến người dân rơi vào khốn khổ.

Thập niên 1960

Năm 1960, GDP bình quân đầu người của nước này là 79$. Tỷ lệ tội phạm không ngừng gia tăng nhanh chóng. Vì vậy Hàn Quốc gần như hoàn toàn không có triển vọng phục hồi kinh tế.

Năm 1961, Park Chung Hee trở thành Tổng thống Hàn Quốc. Ông đề ra ‘Kế hoạch Phát triển Kinh tế 5 năm’ nhằm thúc đẩy phát triển tài nguyên quốc gia. Ông mong muốn biến Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp tự chủ.

Năm 1963, Park Chung Hee tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế lớn (chaebol, 재벌) và các chính sách xuất khẩu. Đây là đòn bẩy giúp nền kinh tế cũng như nên công nghiệp Hàn Quốc trở nên thịnh vượng hơn bao giờ hết.

Thập niên 1970 – 1990

Giai đoạn này ghi nhận khoảng 80% thành công của “Kỳ tích sông Hán”. Là thời kỳ đỉnh cao. Có thể nói, những biến động trong giai đoạn này có tác động không hề nhỏ lên lịch sử chính trị của Hàn Quốc.

Bối cảnh ra đời của kỳ tích sông Hán

Bối cảnh ra đời của kỳ tích sông Hán

Thành tựu của kỳ tích sông Hán dẫn đến con rồng châu Á

Kỳ tích sông Hán gắn liền với sự phát triển của đất nước Hàn Quốc. Trên mọi lĩnh vực như kinh tế, xã hội và văn hóa với những thành tựu vượt bậc.

Sự phát triển vượt bậc kinh tế Hàn Quốc

Kế hoạch kinh tế hiệu quả xuất phát từ nhu cầu thị trường kinh tế thế giới. Chỉ trong 10 năm, Hàn Quốc đã đạt được lượng xuất khẩu hàng hóa đủ để trả nợ nước ngoài. Những năm 1960, Seoul trở thành trung tâm sản xuất của Hàn Quốc. Chỉ trong một thời gian ngắn, Hàn Quốc đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm 7,6%, liên tục trong 40 năm.

Giai đoạn giữa những năm 1980, tổng doanh thu từ 5 tập đoàn kinh tế lớn chiếm gần 66% GNP. Samsung và Huyndai lọt top 50 doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Giai đoạn năm 1973-1996, tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt 11,2%. Cuối năm 1995, Hàn Quốc đứng thứ 11 trong nhóm các nền kinh tế lớn trên thế giới. Cuối năm 2011, GDP của một người Hàn cao hơn cả mức trung bình của EU. Hiện nay, Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á và thứ 11 trên thế giới. Và dẫn đầu về các ngành công nghiệp đóng tàu, sản xuất chất bán dẫn.

Nhiều thương hiệu Hàn Quốc như: Samsung, LG, Hyundai, Daewoo,… Đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hàn Quốc. Và trong ngành công nghiệp thế giới.

Thành tựu của kỳ tích sông Hán dẫn đến con rồng châu Á

Thành tựu của kỳ tích sông Hán dẫn đến con rồng châu Á

Tình hình xã hội ổn định và chất lượng đời sống nâng cao

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc tăng cao dẫn đến mức sống và chất lượng đời sống của người dân Hàn Quốc ngày càng được nâng cao. Tình hình an ninh trị an xã hội được đảm bảo vì thế Hàn Quốc đã trở thành một quốc gia an toàn và đáng sống.

Các khu nhà ổ chuột biến mất, các khu căn hộ, tòa nhà cao tầng đồng loạt mọc lên. Những cây cầu lớn cũng được bắt qua sông Hán để kết nối Nam – bắc Seoul và hệ thống tàu điện ngầm được xây dựng khắp trung tâm Seoul. Ngoài ra còn có đường cao tốc dọc theo bờ sông để nối sân bay Gimpo, trung tâm thành phố và sân vận động Olympic.

Hai kỳ Olympic năm 1986 và 1988 được tổ chức tại Seoul đã đánh dấu bước ngoặt thành công của “Kỳ tích sông Hán”. Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động nhằm giới thiệu và quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới.

Seoul chính thức trở thành một đô thị toàn cầu đại diện cho sự thành công của chính sách tái thiết kinh tế sau chiến tranh. Chính phủ đã xây dựng 5 thành phố vệ tinh: Ilsan, Pundang, Sanbon, Pyongchon và Chungdong tượng trưng cho sự đông đúc và thịnh vượng của đất nước Hàn Quốc.

Làn sóng văn hóa Hàn Quốc Hallyu hình thành

Chính phủ Hàn Quốc đã thành công biến văn hóa thành thứ “quyền lực mềm” chinh phục thế giới. Đặc biệt, Hàn Quốc đã đưa văn hóa trở thành vấn đề trọng đại trong chiến lược phát triển quốc gia bằng các chiến lược đúng đắn như: “Kế hoạch mới về phát triển văn hóa”, “Kế hoạch 10 năm phát triển văn hóa”, “Tầm nhìn văn hóa năm 2000″…

Các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc như phim ảnh, truyền hình, âm nhạc, nghệ thuật… đã thâm nhập sâu rộng vào nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, “Làn sóng Hallyu” thông qua âm nhạc đại chúng (K-pop) và các bộ phim truyền hình có sức lan tỏa mạnh mẽ dần trở thành trào lưu nổi tiếng khắp châu Á.

Làn sóng âm nhạc và điện ảnh Hàn Quốc đang lan tỏa mạnh mẽ và gây hiệu ứng rộng rãi đặc biệt với giới trẻ trên thế giới. Ngoài ra, ẩm thực là một nét đẹp không thể không nhắc đến của Hàn Quốc với các món ăn nổi tiếng như kimchi, kimbab, tteokbokki… được nhiều người dân trên toàn thế giới yêu thích.

Sự lãnh đạo và chế độ độc tài của tổng thống Park Chung Hee

Sự lãnh đạo và chế độ độc tài của tổng thống Park Chung Hee

Nguồn gốc thành công kỳ tích sông Hán

Sự lãnh đạo và chế độ độc tài của tổng thống Park Chung Hee

Có thể nói, ngay từ khi nhậm chức, Tổng thống Park đã chỉ rõ ra sự khác biệt trong xuất phát điểm của Hàn Quốc so với phương Tây. Từ đó, ông đưa ra chủ trương ưu tiên đẩy mạnh công nghiệp hóa. Giúp Hàn Quốc theo kịp trình độ phát triển của thế giới lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, bất chấp việc bị chỉ trích là chính phủ độc tài, Tổng thống Park vẫn cương quyết thực hiện đường lối “Trước là công nghiệp hóa. Sau là dân chủ hóa”. Kết quả, sau Thế chiến thứ hai, Hàn Quốc trở thành quốc gia đầu tiên đồng thời hoàn thành hai mục tiêu công nghiệp hóa và dân chủ hóa.

Dù giai đoạn Park Chung-hee đương nhiệm chức vị Tổng thống vô cùng khắc nghiệt đối với dân tộc Hàn. Song, không vì vậy mà phủ nhận những đóng góp cũng như những nỗ lực của ông trong sự thành công của “Kỳ tích sông Hán” nói riêng và sự phát triển của Hàn Quốc nói chung.

Tính cách và tố chất dân tộc Hàn Quốc

Lòng tự tôn dân tộc Hàn Quốc chính là yếu tố quyết định thành công của “Kỳ tích sông Hán”. Với tính cách đặc trưng của dân tộc Hàn là “Hận” (한), khi chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của hai đất nước từng đàn áp và xâm lược mình là Nhật Bản và Trung Quốc, tinh thần dân tộc Hàn Quốc như được thổi bùng lên mạnh mẽ, quyết tâm cùng nhau thực hiện hóa “Khát vọng Đại Hàn”.

Người dân Hàn Quốc đã cam chịu chính sách thắt lưng buộc bụng, hăng say lao động và làm việc. Văn hóa “Ppalli Ppalli” (빨리 빨리) của Hàn Quốc cũng được hình thành trong thời gian này bởi vì con người Hàn Quốc luôn tranh thủ từng giây từng phút để hoàn thành công việc thật nhanh chóng.

Tinh thần tự tôn dân tộc và “Khát vọng Đại Hàn” chính là động lực thôi thúc Hàn Quốc vượt qua mọi nghịch cảnh, thoát khỏi nghèo đói, lạc hậu và trở thành một cường quốc có sức ảnh hưởng trên thế giới.

Bài học từ kỳ tích sông Hán của Hàn Quốc

Từ thành công của “Kỳ tích sông Hán”, có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm để áp dụng trong mô hình phát triển kinh tế Việt Nam. Mô hình phát triển mà chính phủ Việt Nam đang theo đuổi hiện nay định hướng phát triển các ngành công nghiệp. Đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp. Mặc dù vậy, sự khác biệt về nền tảng xã hội, kinh tế, con người cùng nhiều yếu tố khách quan khác sẽ hạn chế phần nào sự phát triển của mô hình này tại Việt Nam. Vì vậy, Chính phủ cần phải điều chỉnh nhằm thích ứng với những điều kiện vốn có của các công ty, tập đoàn tại Việt Nam.

Con người Việt Nam từ xưa đến nay đều không khuất phục trước nghịch cảnh, luôn nỗ lực không ngừng xây dựng quê hương, đất nước. Do đó, Việt Nam cần phát huy điểm mạnh của quốc gia và học tập sự tiên tiến từ các quốc gia khác.

Bài học từ kỳ tích sông Hán của Hàn Quốc

Bài học từ kỳ tích sông Hán của Hàn Quốc

Rõ ràng rằng, “Kỳ tích sông Hán” đã đánh dấu một chặng đường mang tính lịch sử của Hàn Quốc. Từ một quốc gia nghèo nàn, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, Hàn Quốc giờ đây đã có sự chuyển mình ngoạn mục để trở thành 1 trong 4 con rồng của châu Á.

Gợi ý cho bạn 

 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DU HỌC VÀ THƯƠNG MẠI VJ 

  • Địa chỉ: T4-BT1-L4 Khu đô thị Intracom1, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Trung tâm đào tạo: T19-BT1-L4 Khu đô thị Intracom1, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Chi nhánh HCM: Số 43 đường Tiền Lân 14, Bà Điểm, Hooc Môn, TP HCM
  • Phone: 092.405.2222
  • Mail: mkt.vjvietnam@gmail.com
  • Website: https://vjvietnam.com.vn/
Facebook Comments Box
5/5 - (1130 bình chọn)

© Copyright © 2019-2020 VJVIETNAM JSC. All rights reserved

zalo
zalo